
Amazon Algorithm - Thuật toán xếp hạng sản phẩm trên Amazon sẽ thay đổi ra sao trong tương lai gần?
Khi bán hàng trên Amazon, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu về cách mà trang thương mại điện tử này vận hành, từ hoàn thiện đơn hàng (fullfilment), chăm sóc khách hàng (customer support), xử lý các tranh chấp, khiếu nại, quy định cho người bán (policy),... nhằm đảm bảo việc kinh doanh của bạn có thể ổn định & phát triển.
Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ với bạn một trong số những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy việc bán hàng của bạn trên Amazon, đó là thấu hiểu sự thay đổi về thuật toán xếp hạng sản phẩm. Cách mà Amazon phân bổ, đánh giá & ưu tiên việc hiển thị những kết quả tìm kiếm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cũng như đem lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất - điều mà họ luôn hướng tới!
Hàng ngày có hàng triệu sản phẩm mới được đăng tải lên Amazon, vậy làm thế nào để Amazon có thể sắp xếp thứ tự hiển thị, kết quả truy vấn tìm kiếm trước mắt khách hàng là những điều tuyệt vời nhất? Lúc này thuật toán xử lý việc sắp xếp ra đời, nó được phát triển trên trí tuệ nhân tạo (AI) của Amazon, công cụ đắc lực hỗ trợ việc điều phối, xử lý, hàng tỉ tác vụ mỗi ngày cung cấp cho Amazon một quyền lực tối thượng so với các đối thủ cùng ngành. Và tất nhiên, AI luôn học hỏi những điều mới mẻ giúp tối ưu hơn, và chúng ta có những phiên bản tiếp theo của Thuật toán xếp hạng này, A9 plus!
Sau một thời gian tìm hiểu thì tôi chia bài viết ra làm 3 phần chính sẽ trình bày để bạn có thể tiện theo dõi:
- Thuật toán A9 (Algorithm) sự khởi điểm
- Thuật toán A10 (A9 Upgrade) sự nâng cấp
- Sự thay đổi trong tương lai sẽ là gì?
Rồi, chúng ta bắt đầu tìm hiểu về nó nhé!
Thuật toán A9 (Algorithm) sự khởi điểm
Thật ra không có khái niệm thật sự cụ thể nào nói về A9, A10 hay một cái gì đó giống như phiên bản điện thoại Apple (X, 11, 12,...15) mà thật ra A9 được đặt tên do từ khoá Thuật Toán (Algorithm) có 9 chữ cái, vậy là cái tên A9 ra đời.
Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về điểm khởi đầu này, Amazon sẽ dựa vào những yếu tố gì để ưu tiên cho việc hiển thị sản phẩm?
Khác với Google, Amazon là một sàn thương mại điện tử, vì vậy kết quả của việc truy vấn tìm kiếm của khách hàng phải mang lại doanh số.
Bởi vậy, Amazon sẽ tập chung chính vào một số yếu tố giúp tăng chuyển đổi tới quyết định mua hàng sau:
- Tỉ lệ chuyển đổi mua hàng : Click > Buy
- Tỉ lệ nhấp chuột : Impression > Click
- Đánh giá của khách hàng : Reviews
- Sự liên quan của từ khoá tìm kiếm : Relevant keywords
- Lịch sử bán hàng : Order in 30-60-90-120 days
- Giá bán cạnh tranh : Lowest Price
- Số lượng tồn kho có sẵn : Availble Stock Units
Ngoài các yếu tố trên, A9 còn gián tiếp xem xét các thông số sau :
- Nội dung A+ : Content A+
- Hình ảnh (số lượng & chất lượng ảnh): Images
- Quảng cáo, khuyến mại : Advertising & Promotions
- Phương thức thực hiện : FBA or FBM
Thuật toán A10 (A9 Upgrade) sự nâng cấp
Thuật toán A10 có gì mới?
A10 hướng đến khách hàng hơn so với người tiền nhiệm của nó. Họ đã cải tiến thuật toán A9 để đưa trải nghiệm của người tiêu dùng lên Amazon ngay từ đầu.
Như chúng ta đã thảo luận, Amazon xem sản phẩm từ góc độ kinh doanh qua lăng kính thuật toán A9. Tuy nhiên, sự xuất hiện của A10 đã làm giảm ưu tiên lợi nhuận kinh doanh và thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng với thị trường.
A10 tập trung vào việc hiển thị kết quả chính xác cho khách hàng trên cửa hàng Amazon. Không giống như thuật toán A9 cũ, bản cập nhật mới nhất ưu tiên sự thân thiện với người dùng bất kể lợi nhuận mà công ty tạo ra. Vì vậy, nó đã thay đổi trọng số của các yếu tố xếp hạng sản phẩm trên Amazon.
Như bạn đã thấy, thuật toán A9 liên quan đến quảng cáo và khuyến mãi trong số các yếu tố hàng đầu để xếp hạng sản phẩm. Ngược lại, PPC lại mất đi danh tiếng với sự xuất hiện của thuật toán A10. Rốt cuộc, các sản phẩm được quảng cáo không phải lúc nào cũng là câu trả lời cho các truy vấn tìm kiếm.
Bạn có thắc mắc điều gì đã khiến Amazon chuyển trọng tâm từ lợi nhuận sang trải nghiệm khách hàng? Đó là bởi vì gã khổng lồ thương mại điện tử muốn lấy lại vị thế thống trị của mình trong ngành. Thuật toán quan tâm đến lợi nhuận đã tạo ra ấn tượng sai lệch cho người dùng với các sản phẩm được quảng cáo và 'không thật sự liên quan' được hiển thị ở trên cùng.
Dù lý do cơ bản là gì thì sự thay đổi đã được thực hiện ở Amazon. Thuật toán A10 đang hoạt động và tạo ra kết quả tốt hơn cho người tiêu dùng.
Bây giờ, chúng ta hãy điểm qua các yếu tố đáng chú ý ảnh hưởng đến thuật toán A10.
Những yếu tố ảnh hưởng tới xếp hạng sản phẩm với A10 được sắp xếp theo thứ tự :
- Mua hàng tự nhiên thông qua từ khoá tìm kiếm & nội dung mô tả : Organic Sale
- Lịch sử bán hàng trong 180 ngày gần nhất : Sale history in 180 days
- Đánh giá từ khách hàng : Reviews
- Tỷ lệ chuyển đổi : CVR
- Tỷ lệ nhấp : CTR
- Bán hàng bởi traffic ngoài
- Chạy quảng cáo Amazon : Pay Per Click sale
- Bán hàng bởi traffic tới từ Amazon : Internal Sale
- Số lần hiển thị : Impressions
- Thẩm quyền của người bán : Seller Authority
Amazon chú ý tới những sản phẩm được khách hàng quyết định mua sắm nhiều hơn, được chia sẻ nhiều hơn và đặc biệt là những traffic tới từ các nền tảng bên ngoài Amazon. Những yếu tố tới từ quảng cáo được công bố bị giảm điểm quan trọng, tuy nhiên trên thực tế theo mình thấy thì nó lại ảnh hưởng tới 3 điểm như : PPC sale, Internal Sale & Impression. Ngoài ra thì hiện tại trong hơn 60 kết quả hiển thị tại trang 1 thì có tới ~1 nửa là các kết quả từ quảng cáo.
Sự thay đổi trong tương lai sẽ là gì?
Các phương pháp truyền thống để khớp sản phẩm với từ khóa tìm kiếm dùng cách tìm các từ hoặc cụm từ chính xác trong tiêu đề và mô tả sản phẩm. Điều này nhanh chóng và đơn giản nhưng có một số vấn đề.
Ví dụ: nếu khách hàng mắc một lỗi chính tả nhỏ hoặc sử dụng từ đồng nghĩa, họ có thể không nhận được kết quả như mong muốn. Để khắc phục điều này, các phương pháp mới hơn sử dụng thứ gọi là "khớp ngữ nghĩa". Điều này giống như hiểu ý nghĩa đằng sau từ ngữ hơn là chỉ hiểu bản thân từ ngữ. Giống như nếu ai đó tìm kiếm "sneaker", hệ thống cũng sẽ biết hiển thị "running shoes".
Amazon sẽ sớm tung ra một phương pháp mới để cải thiện kết quả tìm kiếm bằng mô hình ngôn ngữ có tên BERT.
Một từ khóa trong listing có thể sớm khớp với hàng trăm cụm từ tìm kiếm mà không cần nhồi từ khóa. Các công cụ như Helium 10, Jungle Scout và Data Dive sẽ cần phải cải tiến, nếu không chúng có thể sớm không còn liên quan.
Bây giờ bạn đã hiểu sâu về thuật toán A9, A10 & những gì sẽ diễn ra trong tương lai, đã đến lúc thảo luận về hoạt động của Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm Amazon.
Điều đầu tiên trước tiên! Hãy tạm gác các thuật toán sang một bên. Việc xem xét các thuật toán bên dưới mỗi nguyên tắc tối ưu hóa có thể khiến bạn choáng ngợp và cuối cùng khiến bạn sợ hãi. Vì vậy, hãy giữ nó đơn giản và quên đi các thuật toán A9 và A10,....
Tập trung vào việc tăng trải nghiệm khách hàng thay vì cố gắng nhồi nhét những từ khoá một cách vô nghĩa :
- Tăng chất lượng sản phẩm & dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Tăng chất lượng listing : nội dung thân thiện nhắm tới nhu cầu khách hàng
- Đa dạng hoá hình thức trải nghiệm khách hàng : Text, Images, Videos, A+, 3D, VR, Post,..
- Tối ưu điểm cạnh tranh so với đối thủ : Giá & ưu đãi
- Xây dựng một thương hiệu trung thực & uy tín : điểm cốt lõi và bền vững nhất trong kinh doanh.
Lời cuối, chúc bạn luôn kinh doanh thật tốt!
Bài viết được tham khảo bởi một số nguồn thông tin : Auxanoglobal & Kevin King podcast