
Tâm sự ngành #10 : Làm giáo dục
Tâm sự ngành là chuỗi bài viết về những suy niệm chợt nảy sinh trong một khoảnh khắc, về một vấn đề, một bài học cuộc sống, hay đơn giản là lời tự sự, tám chuyện phiếm vui buồn về cuộc hành trình bán hàng online. Không có đúng, không có sai, không phán xét ai, chỉ là từ những gì trong tâm tưởng... Bởi vậy mong những ai đang theo dõi có thể cùng cảm nhận, hoặc không thì bỏ qua...ha
.....
Ở bài chia sẻ lần trước mình có nhắc đến những khái niệm khác nhau về đào tạo mà mình có cơ duyên đọc được trong cuốn : "Đúng việc". Ngoài ra thì sau cuộc gặp gỡ những Người Bạn Lớn mang tâm huyết chia sẻ thì lại càng thúc dục mình cần làm ngay, dù rằng bài Tâm sự ngành 8 mới được viết cách đây 1 ngày. Mình nóng lòng được thuật lại những gì mình đọc đc, ngẫm được cũng như sự khai minh cho con đường phía trước về đào tạo của mình....
Đầu tiên là về khái niệm giáo dục
Để một xã hội phát triển, một cộng đồng phát triển không thể thiếu đi giáo dục, đào tạo. Ngoài việc trao truyền những giá trị, kinh nghiệm đúc kết cũ thì còn tạo ra những tầng lớp kế cận mới, sáng tạo những cách làm mới giúp thúc đẩy mọi thứ tiến lên phía trước. Trong xã hội kinh tế thị trường, quy luật cung cầu sẽ quyết định phần lớn việc mọi người sẽ cần làm gì, cần học gì để có thể làm được nó. Giáo dục cũng là đầu tầu mang tính định hướng cao. Bởi vậy, về bản chất thì có vẻ như giống nhau, nhưng tùy vào định hướng, mục tiêu mà việc giáo dục mang đến sẽ tạo ra những kết quả khác nhau.
Một khái niệm nữa về việc học đó là : "2W1H" nó bao gồm :
1. Why - Tại sao phải học nó & For What - Học nó để làm gì?
2. What - Cần học những gì? & How - Học nó như thế nào?
Khi bạn có thể hiểu & trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ rõ ràng hơn trên con đường học tập của mình. Biết được tại sao mình cần học cái đó, nó có thể giúp ích được gì cho bản thân mình hay không? Tính ứng dụng thực tiễn ra làm sao? Cần học những gì? Tìm ai để học? Và mình sẽ học nó như thế nào để đảm bảo sau khi học xong thì các vấn đề trước đó của mình được giải quyết. Mục tiêu của mình sẽ đạt được?
Ngược lại, vị trí của người đứng ra trao truyền, đào tạo, hướng dẫn cũng có cho mình những câu hỏi riêng : Tại sao mình đi đào tạo? Mình sẽ đào tạo được những gì? Sản phẩm mình mong muốn là gì? Mình sẽ hướng dẫn mọi người như thế nào để đảm bảo rằng những người tham gia sẽ đạt được mong muốn của họ? Hay đảm bảo chắc chắn những gì mình trao đi là đúng, là dễ hiểu, dễ áp dụng, có tính thực tiễn thay vì những giá trị sáo rỗng mà không đem lại lợi ích gì cho người học. Phương pháp nào sẽ phù hợp? Đối tượng nào sẽ phù hợp?
Khi đối chiếu vào ngành, ta có thể dễ dàng nhận thấy có nhiều loại hình đào tạo, giáo dục khác nhau :
- Đào tạo nhân sự nội bộ : bạn muốn trao truyền những kiến thức mình có được, giúp nhân bản mô hình kinh doanh của mình, giúp mình có thể phát triển lớn mạnh hơn và có nhiều thời gian hơn để tạo dựng lên 1 giá trị mới. Lúc này, mọi quyết định về nội dung đào tạo, chất lượng đào tạo sẽ gắn liền với huyết mạch của bạn. Bởi bạn chẳng hề mong muốn bỏ ra tiền bạc và công sức cuối cùng những nhân sự đó không tạo ra giá trị cho bạn, hoặc rời bỏ bạn sau khi học xong nghề. Gần đây mình có đọc được một số tâm sự của ae là đào tạo nhân sự xong 6-8 tháng vừa được việc chút thì họ lại rời bỏ mình mà đi. Tự lập nhóm làm riêng hoặc chuyển nghề vì không phù hợp.
Vậy vấn đề nằm ở chỗ chúng ta đã không rõ ràng với nhân sự của mình từ ban đầu. Tôi tuyển bạn vào đây, tôi đào tạo cho bạn, cung cấp gần như mọi điều kiện tốt nhất cho bạn có thể học tập, phát triển bản thân. Nhưng, sau đó thì tôi mong muốn rằng bạn có thể cống hiến trong 1 khoảng thời gian nhất định cho tập thể của tôi, công ty tôi, để ít nhất tôi có thể Hòa Vốn (chi phí lương thưởng, đào tạo, quyền lợi khác). Sau đó thì nếu như bạn có một tư tưởng lớn, có những kỹ năng đặc biệt, chúng ta có thể tiếp tục hợp tác trên một vị thế khác (Đối tác, nhân sự cấp cao). Hoặc trong trường hợp bạn rời bỏ đội nhóm, lúc đó thì có lẽ là do tôi không đủ mạnh mẽ để bạn đi cùng hoặc định hướng của chúng ta không còn chung một hướng nữa.
Nếu bạn có thể thành thật với bản thân mình, với nhân sự của mình thì chắc chắn bạn sẽ không phải nuối tiếc. Cũng không viện vào những giá trị tinh thần trao gửi mà cảm thấy bị phản bội. Bởi vì mục đích chính cốt lõi khi đào tạo của bạn là giúp mình và công ty của mình!
Đào tạo vì nhiệm vụ : loại hình đào tạo này gần giống với bên trên; tuy nhiên vì cốt lõi vấn đề nằm ở nhu cầu của lãnh đạo, được lãnh đạo giao xuống. Mục đích vẫn là training cho nhân sự, hoặc thành viên trong tổ chức, cộng đồng về những kỹ năng, thông tin cần thiết giúp thúc đẩy doanh số, số lượng người tham gia. Nhưng,... Chính vì mục đích của việc này không nằm ở người trao truyền, nên thường mọi thứ diễn ra hầu như chỉ dừng ở mức hình thức, tức là vẫn đủ KPI, vẫn đào tạo, vẫn có thông tin, chủ đề đầy đủ nhưng chất lượng và giá trị cho đi thường chẳng có nhiều. Người tiếp nhận thông tin lần 1 lần 2 có thể tò mò, quan tâm vì đây là thông tin từ lãnh đạo, tuy nhiên vì chả đọng lại trong họ đc gì, không cho họ đc giá trị gì, thông tin thì lặp lại một cách chán ngắt, nên 1 là họ chỉ xem qua cho có, 2 là bỏ ngoài tai chẳng đoái hoài. Và một lẽ dĩ nhiên, những thứ này không mang lại hiệu quả gì cả!
- Đào tạo vì mục đích kinh tế : nói dễ hiểu hơn là bạn hướng dẫn người khác để kiếm tiền. Bạn có thể biến mọi thứ bạn trao đi thành một sản phẩm đóng gói được hoặc có những giá trị, dịch vụ, nguồn lợi phía sau của việc đào tạo đó! Quy luật có cung thì có cầu, khi bạn có cho mình những giá trị thì bạn hoàn toàn có quyền thu lời từ nó. Có một câu là : "nếu bạn giỏi một thứ gì đó, đừng làm nó miễn phí!". Trong trường hợp này, tài sản của bạn là trí tuệ, là kinh nghiệm, sự từng trải,... Và bạn có thể trao đổi nó lấy giá trị vật chất, nếu người nhận đc giá trị của bạn trao truyền có thể sử dụng nó để tạo ra tài sản của riêng họ, cảm thấy hài lòng về thứ họ nhận được thì chả có gì phải e ngại gì về điều đó cả.
Xã hội rất kỳ lạ, nếu bạn giỏi, bạn cho đi nó miễn phí, ắt hẳn sẽ chia làm 2 phe vs 2 luồng suy nghĩ:
Nhóm 1: oh, anh ấy thật tuyệt, sau khi thành công thì anh ấy trao cơ hội miễn phí cho những ng kém may mắn hơn, giúp họ đổi đời...bla bla...(nhóm này thường khá ít)
Nhóm số 2 đông hơn thường đánh giá bằng ánh mắt suy xét, kỳ thị, đố kỵ,... : Xời, ra cái vẻ có tí tiền bây giờ thích làm màu, từ thiện bla..bla... Hoặc kiểu : người thành công nói gì chả đúng, những thứ miễn phí thường chả có tí giá trị gì, chắc lại chiêu trò, của rẻ là của ôi....
.....
Bạn có thể thấy đó, từ một việc thật sự ý nghĩa, đáng quý, đáng trân trọng nhưng chỉ vì nó miễn phí nên ít người có thể đón nhận nó một cách bình thường, chưa kể tới sự biết hơn (nghe hơi xa xỉ). Những người chia sẻ miễn phí giá trị của họ không mong đc biết ơn, cái họ lo ngại hơn là nhận về những góc nhìn tiêu cực. Mình cũng đã từng với 2 người bạn tổ chức 1 khoá chia sẻ miễn phí, đi đêm về hôm cả hơn tháng trời, mời đủ các lão làng tới chia sẻ giá trị, thứ mình thu của nhóm chỉ là tiền thuê địa điểm, tiền nước uống trong suốt quá trình đó. Nhưng đổi lại, một số người không coi trọng điều đó, ngược lại thì còn nói xấu về nhóm của mình. Dần dà thì cũng chỉ cố đi tiếp vs những con người tích cực, hết khoá nghỉ luôn.
Vậy mới biết áp lực của việc trao truyền nó chẳng hề nhỏ, nhất là trong cộng đồng lquan tới tài chính, có quá nhiều những tai tiếng dễ gặp phải hơn bao giờ hết.
Dần dà mình hiểu ra, đôi khi việc trao truyền, đào tạo có thu phí (ít nhiều tùy hoàn cảnh, tùy giá trị, tùy giai đoạn) còn hơn làm mọi thứ miễn phí để rồi mục đích cuối cùng là giá trị tạo ra được chẳng đi tới đâu.
Khoản phí đó đem lại nhiều cái lợi:
Thứ nhất là nó giống một lời cam kết sẽ theo tới cùng để đạt được thành quả, sẽ nghiêm túc. Đôi khi ae tiếc tiền mà cố học cho hết, học cho đàng hoàng. Khi đã theo tới cùng, thì kiểu gì cũng ngấm vào người đc một giá trị nào đó. Nếu muốn biết nó có hợp vs mình hay không, thay vì đứng ngoài ngó nghiêng mãi và đắn đo thì tìm hiểu thật kỹ, làm thử, rồi dù có thế nào vẫn có cho mình câu trả lời chân thực. Con người ta thường tiếc nuối vì những gì chưa làm, nhiều hơn thứ mà ngta đã làm.
Thứ hai, nó cũng là lời cam kết của người đứng ở trách nhiệm trao truyền, về giá trị cho đi so với giá trị nhận lại có tương xứng với chi phí bỏ ra hay không? Cái này người nhận sẽ là người có đánh giá khách quan nhất.
Thứ ba, nó tạo ra dòng tiền giúp duy trì mọi thứ được chuyên nghiệp, người trao truyền hay đội ngũ hỗ trợ, những buổi đào tạo, sự kiện, lặt vặt chi phí khác cũng cần có tiền mới tổ chức được. Những giá trị lớn cũng cần có thời gian, giai đoạn dài hạn để vun trồng, triển khai... Và đều phải tốn tiền để làm.
....
Chốt lại phần này là nếu bạn thật sự cho đi giá trị thật và bằng cái tâm trao truyền thì việc bạn lấy phí, có tính toán một chút về kinh tế thì cũng là điều hoàn toàn bình thường. Trừ phi bạn chỉ chăm chút vào làm kinh tế mà không mang lại giá trị thật, mang tính bền vững thì mới đáng phải lên án.
Thầy.... Có dăm bảy loại thầy!
- Đầu tiên là Thầy Bình Thường : họ chia sẻ những kinh nghiệm của mình giúp giải quyết một vấn đề gì đó trong ngắn hạn. Họ là người giỏi về một chuyên môn, lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên trí tuệ của họ, sự tập trung và khả năng của họ thì có giới hạn, sau khi trao xong thì hết. Bạn sẽ chẳng tiếp nhận được gì về sau. Bạn đói, họ cho bạn con cá, sau khi ăn xong tạm no, nhưng họ có mỗi con cá đó, bạn muốn hơn không có, muốn đổi món lại càng không
- Thầy Giỏi : họ cũng giống vs thầy bình thường, họ rất giỏi về chuyên môn, tuy nhiên ngoài việc giúp bạn giải quyết vấn đề họ còn có thể hướng dẫn bạn phương pháp để xử lý các vấn đề tương tự. Nghĩa là ngoài việc họ cho bạn con cá, họ còn hướng dẫn bạn cách câu cá !
- Thầy Lớn : ngoài việc trao truyền cho bạn kiến thức hay phương pháp học, họ còn có khả năng giúp bạn tìm thấy động lực và lòng khát khao tìm tới thành công. Ví như việc nếu như có ai đó trao cho bạn cái cần câu thật xịn, chỉ cho bạn chỗ có nhiều cá ngon, nhưng trong thâm tâm bạn chẳng phải người thích câu cá, ăn cá thì dù cho cần xịn tới mấy, cá ngon tới mấy bạn cũng chẳng quan tâm. Bạn thích thịt bò cơ
Lúc này người thầy lớn mới chỉ cho bạn rằng, học câu cá không chỉ để ăn mỗi cá, sau khi có cá bạn có thể đem nó đi đổi thịt bò, hoặc bán lấy tiền rồi thì muốn mua gì chả đc. Rồi thì chỉ từ việc câu cá, nếu thật sự cố gắng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu cả một trang trại để hưởng thụ cuộc sống an nhàn dài hạn. Hẳn lúc đó, bạn sẽ chẳng vì ngán ăn cá mà chán việc đi câu!
- Thầy vĩ đại, thầy khai minh : với 3 nhóm thầy phía trên, họ có thể giúp được một nhóm nhỏ thành công. Còn người thầy khai minh sẽ có thể thay đổi được cả số đông, những giá trị họ hướng tới là cho cả cộng đồng cùng phát triển. Họ trao truyền những giá trị bền vững, những thay đổi lớn gây ảnh hưởng, họ tạo ra những người thầy lớn giúp cho nhiều người nhất có thể. Họ thông thái và trao truyền bằng sự khai sáng, giúp con người ta hiểu được chính mình. Từ đó có thể tự tìm ra con đường riêng, giúp giải quyết vấn đề từ cốt lõi.
- Nhóm cuối cùng là Thợ Dạy : những thứ họ rao giảng là những điều được soạn sẵn, đôi khi họ còn không hiểu hết được những gì mình nói, mình dạy. Bởi họ không sở hữu nó, họ rao giảng thứ họ không hiểu, họ hướng dẫn thứ họ chưa từng làm. Bởi vậy hầu như thứ họ trao đi đều sáo rỗng, và tất nhiên không thể đem lại cho người học điều gì cả.
....
Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục, một là được người khác truyền cho, hai là do mình tự tạo lấy. Bởi vậy xét cho cùng thì việc đào tạo luôn tới từ hai phía mới mong có được kết quả tốt.
Người học cần phải hiểu lý do mình học, học để làm gì? Cần học những gì? Tìm ai để học? Và học nó như thế nào?
Người làm giáo dục, hay người trao truyền cần xác định rõ mục đích của việc đào tạo của mình là gì? Giá trị cho đi là gì? Nó sẽ giúp ích được gì? Và bằng cách nào để cả việc trao truyền lẫn nhận lại được trọn vẹn nhất?
Hơn tất thảy, việc trao truyền hay việc học nên được xuất phát từ Tâm, từ bản thân, khi đó mới mong việc giáo dục có đc quả ngọt!
Cảm ơn các bạn đã đón đọc chia sẻ của mình!
Mong rằng nó có giá trị với bạn!