
Tâm sự ngành #2 Học gì để làm Amazon? Muốn học thì học ở đâu?
Xin chào tất cả các ace của tôi. Tiếp tục với chuỗi series về Tâm sự ngành thì hôm nay mình muốn chia sẻ những góc nhìn, những trải nghiệm, những hiểu biết của mình về chủ đề Học gì để có thể làm được Amazon? Và muốn học cái đó thì học ở đâu?
Phần là do đợt rồi mình bận xong nhiều ae có hỏi mình xem có thể giới thiệu một nơi có thể học kiến thức A, trải nghiệm B từ thầy nào uy tín. Tuy nhiên, không dễ một chút nào! Tại sao lại nvay thì mình xin chia sẻ về góc nhìn của mình dưới đây!
#1 Học gì để làm được Amazon?
Mình xin được chia ra làm 3 sự học như sau:
- Học để biết : Học kiến thức nền tảng, cơ bản
- Học để làm : Học kiến thức chuyên môn nâng cao
- Học để tối ưu : Học những trải nghiệm, kinh nghiệm
Oh, tại sao mình lại phải chia ra làm 3 loại như vậy? Ko phải cứ đăng ký một khoá học của một anh thầy nào đó nổi tiếng, kiếm triệu $ mỗi năm là được hay sao? No no no...
Mình xin phép phân tích một chút về 3 cái sự học đó dưới đây nhé!
1- Học để biết!
Có rất nhiều Ace trái ngành tham gia Amazon vào thời điểm hiện tại bởi công việc cũ của mình bị ảnh hưởng do đại dịch ập đến. Công ty sập, bị cắt giảm nhân sự và chưa thể nào đi làm trở lại bởi vẫn còn quá nhiều những rào cản. Sẵn còn ít tiền tiết kiệm trong tài khoản, sẵn còn hàng trong kho, sẵn còn nhiều thời gian chưa biết nên làm gì để có thể kiếm ra tiền. Và rồi lướt Facebook, Youtube thì thấy dân tình chia sẻ về các khoá làm gìau, cơ hội đổi đời thông qua Amazon, thông qua chứng khoán, thông qua tiền số, bds,... Khi bạn click vào các đường link đó, bài viết đó để đọc xem Có Gì Hay thì vô tình lọt vào phễu của các chuyên gia marketing. Từ các data thu được, bạn được target vào các loại quảng cáo về các khoá học, các sàn giao dịch với đủ thể loại hoa mỹ về cơ hội. Sau đó, thấy nó dễ ăn, bạn đăng ký luôn, tham gia một khoá ngắn hạn, dồn tiền đầu tư khi chưa thật sự có đủ kiến thức và sự hiểu biết. Và rồi cái gì đến cũng sẽ đến, bạn thua lỗ hết số tiền tích cóp được mà chẳng thu được đồng lời nào, đời ko như mơ, không hề có giấc mơ màu hồng nào hết!
Một trường hợp khác mà mình cũng gặp rất nhiều, đó là chỉ học cho biết, sau khi nhận thấy nó khó quá, nó không hợp với ADN của mình thì làm nửa vời được một thời gian là bỏ cuộc, là tìm kiếm một cuộc chơi mới dễ dàng hơn, hoặc đơn giản là nó hợp với mình hơn.
Làm Amazon nói riêng, TMĐT nói chung và rộng hơn là MMO, suy cho cùng cũng là một nghề như bao nghề khác. Nó đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng ko thiếu những thách thức, mà nếu bạn không thật sự tập trung tìm hiểu, học hỏi và đầu tư chỉnh chu, bạn sẽ không bao giờ có thể thu lại được thành công. Đừng nghe mấy lời mời chào ngon ngọt dễ ăn, dễ làm, dễ thành công mà không cần nhiều cố gắng, làm chỉ 2h/ngày kiếm ngàn đô mà nhao vào không cần tìm hiểu. Mình không phủ nhận rằng có những người như vậy thật, thậm chí còn hơn gấp ngàn lần nvay, nhưng số đó là quá nhỏ, chỉ khoảng 1-3% những người ưu tú nhất, và họ cũng đã phải lăn lộn trong ngành rất nhiều năm gây dựng, trả giá và đánh đổi để có được. Vậy mà bạn mong không cần cố gắng cũng đc như họ ư? Đừng mơ, tỉnh lại nhanh!
Vậy làm thế nào để giúp bạn có được những thông tin đủ tốt, cái nhìn toàn diện trước khi quyết định dấn thân theo con đường này mà không phải mất quá nhiều tiền, nhiều công sức để rồi công cốc khi nhận ra chúng ta không thuộc về nhau?
Đơn giản thôi, cái gì khó có Google!
Bạn hoàn toàn có thể kiếm được cả tá thông tin một cách miễn phí trên mạng, giống như các công cụ trả phí, họ luôn ra một bản trailer, miễn phí dùng thử để bạn có thể có được đầy đủ trải nghiệm trước khi bắt đầu với những tính năng ưu việt khác mà nó mang lại.
Vậy bắt đầu như thế nào? Bạn hãy thật sự mở lòng ra, dùng cái nhìn khách quan nhất để đón nhận các luồng thông tin đó, đánh giá xem nó có thật sự hữu ích để giúp bạn hay chỉ đơn giản là vài gạch đầu dòng rỗng tuếch không mang lại giá trị kiến thức nào cả.
Hãy đọc tất cả những bài viết trả lời cho câu hỏi của bạn, hãy xem các videos Youtube của các chuyên gia hàng đầu xem họ nói gì về ngành. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản đúng mục đích tìm hiểu của bạn rồi mở rộng tìm kiếm với những thứ nâng cao khác.
Ngoài tìm bằng ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt) ra, bạn cũng có thể mở rộng tìm kiếm với tiếng Anh (không hiểu có thể dùng Google dịch). Hay ngay cả trên Seller Central có mục Seller University, có phần Help, chỉ cần bạn có tài khoản Amazon bạn hoàn toàn có thể tiếp cận được nó.
Ngoài ra sau một thời gian tìm hiểu thì mới thấy Amazon có nhiều mảng kiếm tiền đến thế, nào là Drop, FBA, POD, Affliate,... Mỗi một mảng đều có những ưu và nhược điểm riêng, chắc chắn bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp cho riêng mình.
Tin tôi đi, chỉ với một thời gian ngắn thôi, bạn sẽ có đủ cho mình toàn bộ những kiến thức cơ bản, những góc nhìn tổng quan nhất giúp bạn định hướng được hướng đi, cách làm và đánh giá xem mình liệu có phù hợp với nghề này lâu dài hay không!
Không cần tiền, không cần đăng ký khoá học, không tốn thời gian!
Bạn hoàn toàn có thể dựa vào đó để có một bắt đầu nhỏ, quá trình trải nghiệm của mình, nhỏ thôi nhé! Mới làm cứ đi từ nhỏ trước, đừng vội vàng!
2- Học nâng cao!
Rồi, tới giai đoạn tiếp theo. Sau khi bạn đã có cho mình một chút trải nghiệm thông qua việc tự tìm hiểu, tự làm nhưng thấy khó quá, chưa tối ưu, chưa thành công hoặc cần tập trung để nâng cao một kỹ năng nào đó còn thiếu, còn yếu giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc, đã đến lúc bạn cần tìm tới với những chuyên gia!
Giống ví dụ lúc nãy nha, sau khi bạn đã xem, đã dùng xong bản trailer, đã có những hiểu biết, những kinh nghiệm thực tế ít nhiều. Việc bạn trả phí để sử dụng những tính năng nâng cao hơn là hoàn toàn chính xác. Tương tự với các chuyên gia, họ có là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Họ sẽ chỉ cho bạn những "kỹ thuật đặc biệt" mà họ thường xuyên sử dụng trong việc nâng cao hiệu suất. Và tất nhiên, bạn cần trả phí cho điều đó, bởi họ cũng đã tốn rất nhiều công mày mò nghiên cứu, tối ưu, tốn rất nhiều tiền bạc để có được nó. Bạn mong họ chia sẻ cho bạn miễn phí?
Hơn hết là ai cũng có những công việc của riêng mình, nhiều người nhìn có vẻ rất rảnh rỗi nhưng mỗi giờ họ ngồi chia sẻ cho bạn nếu họ dùng để make money với công việc riêng thì bạn cần trả phí cho họ thời gian đó.
Tuy nhiên, bạn cần phải thật sự biết mình muốn học gì và cố gắng hiểu tất cả những gì họ nói!
Bạn sẽ không thể hiểu nếu bạn chưa nắm vững được kiến thức nền tảng, chưa từng làm!
Sẽ thật lãng phí thời gian và tiền bạc cho những khoá học như vậy! Người đi học thì học không vào rồi chê thầy dạy khó hiểu, còn ông thầy thì mệt mỏi khi phải giải thích những thứ cơ bản lại từ đầu. Tất nhiên là cũng có những trường hợp thầy bà tô vẽ những kiến thức cơ bản một cách màu mè với những mỹ từ mà trong đầu chả có một chút gì trải nghiệm thực tế cả! Dạy đơn giản là đọc lại!
Để tránh gặp phải những trường hợp như vậy, bạn hoàn toàn có thể đánh giá đc một người là "Thầy" thực sự hay chỉ là một "Chuyên gia" tự xưng thông qua profile của họ, thông qua những gì họ nói và làm. Khi và chỉ khi bạn đã nắm vững toàn bộ những kiến thức cơ bản trong ngành!
3- Học thông qua trải nghiệm thực tế
Người thầy lớn nhất trong cuộc đời không phải ai khác mà là Chính bạn!
Hãy luôn cố gắng mỗi ngày, học hỏi và đánh giá bản thân để tối ưu lại những trải nghiệm mà mình đã gặp phải.
Mỗi một thất bại trong đời là một lần chúng ta có được bài học, để có thể chạy thật nhanh chắc chắn bạn phải trải qua các giai đoạn như trườn, bò, chập chững và ngã sấp mặt vô số lần. Và rồi dần dà bạn tích lũy được kinh nghiệm, cứng cỏi hơn, để rồi những khó khăn xưa cũ chỉ còn là dĩ vãng và chúng ta tiếp tục với những thử thách mới khó nhằn hơn.
Có một câu nói mà mình mới nghe được thông qua Tri kỷ cảm xúc (chuỗi bài tâm sự cuộc sống bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên Youtube, Spotify) mà mình cũng muốn chia sẻ lại với các bạn đó là : "Những việc khó - khổ và tốn thời gian sẽ giúp chúng ta đi lên, còn những thứ Dễ, thoải mái-nhanh sẽ chỉ làm chúng ta dậm chân tại chỗ hoặc đi xuống mà thôi".
Học hỏi từ trải nghiệm của người khác : xung quanh bạn có rất nhiều bạn bè, hãy học hỏi từ họ. Hãy mở lòng chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của bạn dành cho họ và họ cũng sẽ chia sẻ những vấp ngã của họ dành cho bạn. Mỗi người đều có một thế mạnh riêng, một nhân sinh quan, một góc nhìn riêng biệt và mình nhận thấy không một ai thành công khi đi một mình cả. Đó là lý do tại sao mình luôn muốn có thể chia sẻ tất cả những hiểu biết, những góc nhìn, nhưng kinh nghiệm nhỏ bé của mình cho tất cả mọi người. Có rất nhiều ace học viên của mình tới với mình cũng chỉ để có một môi trường chia sẻ, giao lưu và hơn hết học hỏi lẫn nhau để giúp nhau cùng phát triển. Mình chia sẻ phần hiểu biết nhỏ bé của mình cho họ và ace lại dạy cho mình nhiều điều mới mẻ khác, những thứ mình chưa hề trải qua.
Trên đây là góc nhìn của mình về việc học gì và học ở đâu để thành công với Amazon. Rất mong đc nghe những chia sẻ từ phía các bạn!
Chuỗi tâm sự ngành dựa theo cảm xúc nên sẽ không cố định thời gian ra bài mới, cũng không giới hạn chủ đề. Cảm ơn ace đã đọc và ủng hộ!
Cảm ơn rất nhiều!